Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Mẫu báo cáo tình hình khai thác nước ngầm

Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát chuyên tư vấn lập báo cáo tình hình khai thác nước ngầm giá rẻ, thời gian nhanh gọn. Hotline: 0938 752 876


Phụ lục IV-19
Mẫu số 02-b/GĐNDĐ

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIẤY PHÉP
KHAI THÁC NƯỚC NGẦM
(đối với trường hợp đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép
khai thác nước ngầm

1. Mở đầu:

– Tên chủ giấy phép khai thác nước ngầm:……………………………………………………………………………………
– Giấy phép số :………………, ngày cấp………………………….., cơ quan cấp………………..
– Nêu sơ lược về công trình khai thác nước ngầm: vị trí công trình, tấng chứa nước khai thác, số giếng (hoặc hành lang/mạch lộ/hang động khai thác), tổng lượng nước khai thác, mục đích sử dụng….
Bảng tổng hợp các thông số của công trình khai thác nước ngầm như sau:
Số thứ tự
số hiệu giếng
Toạ độ
Chiều sâu giếng (m)
Chiều sâu/chiều dài ống lọc (m)
Lưu lượng khai thác (m3/ngày)
Mực nước tĩnh (m)
Mực nước động lớn nhất
X
Y
Z

2. Hiện trạng khai thác.

– Tổng lưu lượng khai thác theo giấy phép là….m3/ngày, thực tế đang khai thác….m3/ngày; chế độ khai thác……giờ/ngày – mùa khô,……giờ/ngày – mùa mưa…….);
hiện tại các giếng đạt …..% lưu lượng thiết kế….(kèm theo Bảng thống kê lưu lượng của từng giếng).
– Trong qúa trình khai thác đã thay thế…………giếng, vị trí và tên giếng thay thế (nếu có).
3. Diễn biến mực nước:
Mực nước trung bình ……..mét (mùa mưa),…….mét (mùa khô) và hiện tại là……..mét (kèm theo Bảng số liệu quan trắc mực nước tĩnh, mực nước động là lưu lượng tính tới thời điểm xin gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép).
4. Diễn biến chất lượng nước:
Mô tả diễn biến chất lượng nước trong quá trình khai thác….các chỉ tiêu biến đổi (nếu có)
(kèm theo Biểu phân tích chất lượng nước).
5. Diễn biến môi trường:
– Mô tả hiện trạng môi trường xung quanh khu vực công trình khai thác….ảnh hưởng của việc khai thác nước đến môi trường như sụt lún đất, gia tăng nhiễm mặn, nhiễm bẩn, ảnh hưởng đến mức nước của hồ, của các giếng xunh quanh (mô tả rõ vị trí, quy mô, mức độ ảnh hưởng và hướng giải quyết – nếu có).

Hình minh họa: Báo cáo tình hình khai thác nước ngầm
6. Tình hình thực hiện các trách nhiệm quy định trong giấy phép:
7. Nhu cầu sử dụng nước hiện tại và trong các năm tới:
(Nêu rõ nhu cầu hiện tại và trong thời gian tới; kế hoạch khai thác, sử dụng nước…).
8. Kiến nghị: thời gian gia hạn/nội dung điều chỉnh….
                                                                        …….., ngày ……tháng………năm………
                                                                                    Chủ giấy phép
                                                                        Ký, ghi rõ họ tên (đóng dấu nếu có)
Mọi chi tiết về hồ sơ báo cáo tình hình khai thác nước ngầm vui lòng liên hệ
Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com

Tư vấn xin giấy phép khai thác nước ngầm giá rẻ

Tư vấn xin giấy phép khai thác nước ngầm- Cty CP TM DV Đoàn Gia Phát chuyên tư vấn xin giấy phép khai thác nước ngầm hiệu quả hàng đầu, giá cả cạnh tranh. 0938 752 876

Thống kê những phản hồi của khách hàng về hồ sơ môi trường chúng tôi thấy rằng các doanh nghiệp có rất nhiều thắc mắc về việc cấp mới và gia hạn giấy phép khai thác nước ngầm. Chúng tôi viết bài này, hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về những thông tin cần thiết trong thủ tục xin giấy phép khai thác nước ngầm.

Nước là một nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, nhưng không phải là nguồn tài nguyên vô tận mà chúng ta cứ sử dụng bừa bãi không có sự kiểm soát sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường trước được. Nhằm tăng cường sự quản lý của Nhà nước, nâng cao trách nghiệm bảo vệ, khai thác sử dụng nước của các cá nhân doanh nghiệp có nhu cầu khai thác sử dụng nguồn nước ngầm khi đi vào hoạt động các doanh nghiệp, cơ sở, cá nhân cần phải làm thủ tục xin giấy phép khai thác nước ngầm theo quy định của Chính phủ, nếu trong quá trình hoạt động có sự thay đổi liên quan đến vấn đề khai thác nguồn nước ngầm cần phải thực hiện điều chỉnh hoặc đăng ký lại mới. Đồng thời trong thời gian sử dụng cần thực hiện gia hạn theo đúng quy định của trong nghị định số 149/2004/NĐ-CP. Nếu không xin giấy phép sử dụng khai thác nước ngầm sẽ có nguy cơ bị tịch thu giấy phép kinh doanh hoặc bị xử phạt hành chính rất nặng theo Nghị định số 142/2013/NĐ-CP được áp dụng từ 15/12/2013
Và nếu khi một đơn vị, tập thể hay cá nhân nào đã có xin phép giấy khai thác nước dưới đất và trước 3 tháng khi giấy phép hết hiệu lực khai thác thì phải làm hồ sơ xin gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất theo đúng quy định hiện hành.
1. Đối tượng xin giấy phép khai thác nước ngầm.
Tất cả các doanh nghệp trong và ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nhu cầu khai thác sử dụng nguồn nước ngầm.
Các cơ sở, doanh nghiệp có sử dụng nước ngầm hoặc công trình khai thác nước ngầm mà chưa đăng ký giấy phép khai thác nước ngầm.
Định kì 6 tháng/ lần các cơ sở, doanh nghiệp đang sử dụng, có công trình sử dụng nước ngầm  phải tiến hành làm báo cáo tình hình sử dụng nước ngầm.
2. Căn cứ pháp lý
Luật Tài nguyên nước năm 2012
Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
Nghị định  142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định việc  xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
3. Quy trình thực hiện hồ sơ xin giấy phép khai thác nước ngầm 
Xác định địa điểm, công suất khu vực cần khai thác.
Khảo sát, thu thập số liệu, địa hình, địa mạo, điều kiện địa lý, khí hậu thủy văn
Xác định điều kiện kinh tế xã hội môi trường tại khu vực khai thác
Xác định thông số về các đặc điểm địa chất, thủy văn gây ảnh hưởng đến khai thác nước ngầm.
Thu mẫu nước phân tích tại phòng thí nghiệm.
Xác định cấu trúc giếng và trữ lượng nước.
Lập bản đồ khu vực và vị trí công trình theo tỉ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo tọa độ VN 2000.
Tính toán dự báo mức nước hạ thấp.
Tính toán giá thành vận hành và hiệu quả kinh tế.
Lập thiết đồ giếng khoan khai thác nước.
Hoàn tất hồ sơ xin cấp phép khai thác nước ngầm.
Nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý môi trường tùy thuộc vào công suất khai thác nước ngầm của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
4. Thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu số 05/NDĐ);
Đề án khai thác nước dưới đất (Mẫu số 06/NDĐ);
Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất tỷ lệ từ 1/50.000 đến 1/25.000 theo hệ toạ độ VN 2000;
Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200/m3ngày đêm trở lên (Mẫu số 07/NDĐ); báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200m3/ngày đêm (Mẫu số 09/NDĐ); báo cáo hiện trạng khai thác đối với công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động (Mẫu số 10/NDĐ);
Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai tại nơi đặt giếng khai thác. Trường hợp đất tại nơi đặt giếng khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được UBND cấp có thẩm quyền xác nhận.
Mẫu hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác nước ngầm ban hành theo quy định tại Mục II Thông tư 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Tài nguyên và Môi trường.
Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
5. Thời hạn của giấy phép khai thác nước ngầm.
Thời hạn của giấy phép khai thác nước ngầm không quá mười lăm (15) năm và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá mười (10) năm.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng nước ngầm mà xảy ra các trường hợp sau thì phải thực hiện thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép:
Nguồn nước không đảm bảo việc cung cấp nước bình thường;
Nhu cầu khai thác, sử dụng nước tăng mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn nước;
Xảy ra các tình huống đặc biệt cần phải hạn chế khai thác, sử dụng nước;
Khai thác nước gây sụt lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước dưới đất.
Một điểm cần chú trọng đó chính là phải làm thủ tục gia hạn giấy phép khai thác  nước ngầm tại thời điểm hơn 3 tháng trước ngày hết hạn trong giấy phép.
Trong trường hợp nếu không sử dụng giấy phép cần thực hiện thủ tục trả lại giấy phép có kèm theo văn bản giải trình lý do cho cơ quan cấp phép. Tổ chức, cá nhân đã trả lại giấy phép chỉ được xem xét cấp giấy phép mới sau hai (2) năm, kể từ ngày trả lại giấy phép.
Các doanh nghiệp, tổ chức được cấp giấy phép khai thác nước ngầm cần phải chấp hành các điều lệ đã đặt ra nếu không sẽ bị xử  phạt theo nghị định 142/2013/NĐ-CP.
Nhằm mục tiêu phát triển bền vững và hoạt động thuận lợi không vướng phải những vấn đề đau đầu liên quan đến pháp luật, các doanh nghiệp cơ sở sản xuất cần phải hoàn thành đầy đủ các hồ sơ pháp luật, đặc biệt là các hồ sơ môi trường. Công ty CP TM DV Môi trường Đoàn Gia Phát với đội ngũ tư vấn năng động, chuyên nghiệp đã tạo được một niềm tin vững chắc cho khách hàng gần xa trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập hồ sơ môi trường và đặc biệt là tư vấn xin giấy phép khai thác nước ngầmvới mục tiêu đem lại sự hài lòng cho khách hàng cả về hiệu quả và chi phí.
Để được tư vấn miễn phí về giấy phép khai thác nước ngầm vui lòng liên hệ:
Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com

Thông tư 27/2014/TT-BTNMT – Giấy phép tài nguyên nước

Thông tư 27/2014/TT-BTNMT – Giấy phép tài nguyên nước – Công ty môi trường Đoàn Gia Phát chuyên tư vấn lập hồ sơ xin cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép tài nguyên nước với chi phí thấp. 0938752876

Sự phát triển không ngừng của nhân loại đem đến những lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội, tạo nên cuộc sống hiện đại, tiện nghi hơn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Đây là một nổi lo của nhiều đất nước, là nguyên nhân thúc đẩy sự tranh chấp và tranh giành lảnh thổ của nhiều quốc gia. Việt Nam là một quốc gia tươi đẹp với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Nếu chúng ta không biết phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài ngyên thiên nhiên sẽ đưa đất nước trở về thời kỳ nghèo khổ, kém phát triển.

Nước là nguồn sống và là một loại tài nguyên quý giá của con người. Sẽ không có sự sống nếu không có nước. Hiểu được tầm quan trọng của nước, Quốc hội khóa XIII, kỳ hợp thứ 3 ngày 21/06/2012 đã thông qua Luật Tài nguyên Nước số 17/2012/QH13 quy định chặt chẽ về các vấn đề liên quan đến nguồn tài nguyên nước thay thế cho Luật Tài nguyên Nước số 08/1998/QH10. Đối với các hoạt động khai thác nước, xả nguồn thải vào môi trường nước, ngày 30/05/2014 Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa thông qua Thông tư 27/2014/TT-BTNMT quy định về việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước. Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/07/2014 và thay thế Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/06/2005 của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nướcthuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo thông tư này, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất bao gồm: Khu vực có mực nước dưới đất đã bị hạ thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định; khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm ba năm liên tục và có nguy cơ hạ thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép; Khu vực bị sụt lún đất, biến dạng công trình do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn nằm trong vùng có đá vôi hoặc nằm trong vùng có cấu trúc nền đất yếu; Khu vực bị xâm ngập mặn do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đồng bằng, ven biển có các tầng chứa nước mặn, nước nhạt nằm đan xen với nhau hoặc khu vực liền kề với các vùng mà nước dưới đất bị mặn, lợ; khu vực đã bị ô nhiễm hoặc gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất gây ra; … .
Thông tư cũng quy định, căn cứ đặc điểm của các tầng chứa nước, hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất, yêu cầu quản lý của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mực nước hạ thấp cho phép, nhưng không vượt quá một nửa bề dầy của tầng chứa nước đối với tầng chứa nước không áp, không vượt quá mái của tầng chứa nước và không được sâu hơn 50 m tính từ mặt đất đối với các tầng nước có áp.
Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm, giếng khoan khai thác cho sinh hoạt của hộ gia đình, cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học nằm trong các khu vực đã nêu ở trên và có chiều sâu lớn hơn 20 m thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.
Về phía Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố có trách nhiệm điều tra, đánh giá, xác định khu vực phải đăng ký khi thác nước dưới đất; lập danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn. Đồng thời phải tổ chức công bố danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất đã được phê duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương, thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi có khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất.
Trình tự, thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất và các mẫu đơn, giấy phép, nội dung đề án, báo cáo trong hồ sơ cấp phép tài nguyên nước được quy định cụ thể tại Thông tư 27/2014/TT-BTNMT quy định về việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
Để biết thêm chi tiết về Thông tư 27/2014/TT-BTNMT và thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất vui lòng liên hệ:
Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com

Giấy phép khai thác nước ngầm tại tỉnh Bình Dương

Giấy phép khai thác nước ngầm tại tỉnh Bình Dương – Để có giấy phép khai thác nước ngầm nhanh, rẻ hãy liên hệ Cty môi trường Đoàn Gia Phát. Tel: 0938752876

Đông Nam Bộ là trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam. Nơi tập trung nền công nghiệp tiên tiến. Một trong những tỉnh lụy phát triển trực thuộc vùng này là tỉnh Bình Dương với tổng diện tích 2694,4 Km2. Đây còn là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm-kinh tế văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển từ 10-15 km,… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện.
Vì thế, tốc độ tăng tưởng kinh tế của tỉnh Bình Dương luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao. Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung với hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đô la Mỹ.

Bên cạnh niềm vui về sự phát triển kinh tế, Bình Dương còn chịu một áp lực lớn về vấn đề môi trường. Trong đó phải kể đến ô nhiễm nước ngầm (nước dưới đất). Nguyên nhân dẩn đến sự ô nhiễm này ngoài tác động từ hoạt động sản xuất công nghiệp còn do việc khai thác nước ngầm chưa hợp lý, không tuân thủ theo quy định pháp luật.
Từ năm 2010 đến tháng 7 năm 2013, tỉnh Bình Dương đã cấp 587 giấy phép và gia hạn 81 giấy phép các loại, bao gồm: 25 giấy phép thăm dò nước dưới đất; 449 giấy phép khai thác nước dưới đất (gia hạn 73 giấy phép); 08 giấy phép khai thác nước nước mặt (gia hạn 04 giấy phép); 102 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (gia hạn 03 giấy phép); 03 giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất (gia hạn 01 giấy phép). Số liệu cho thấy tỉnh Bình Dương có nhu cầu sử dụng nước ngầm khá lớn. Cũng vì thế mà, cùng với sự ô nhiễm từ nền công nghiệp nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt. Để bảo vệ nguồn nước quý giá này, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã khoanh vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và thông qua văn bản số 1359/UBND-KTN ngày 22 tháng 5 năm 2011 về việc xử lý các khó khăn vướng mắt trong việc triẻn khai vùng cấm , vùng hạn chế khai thác nước dưới đất. Nội dung chính của văn bản 1359/UBND-KTN của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương như sau:
Đối với vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương chỉ chấp nhận cấp phép, gia hạn cho các doanh nghiệp được khoan thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất để phục vụ nhu cầu sản xuất đối với một số ngành nghề đặc thù như: sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất các loại nước uống giải khát, nước có ga, nước đóng chai, nước đá; nhuộm; gốm sứ cao cấp; xi mạ (lưu lượng nước cấp phép sử dụng cho sản xuất căn cứ vào tiêu chuẩn ngành; số liệu đo thực tế trên đồng hồ đo lưu lượng hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt chuẩn môi trường hay bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ mô trường được cấp thẩm quyền phê duyệt), các nhu cầu còn lại doanh nghiệp phải sử dụng nước cấp tập trung. Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận cấp phép cho doanh nghiệp có kinh doanh khai thác sân gofl được khoan thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất thuộc tầng nông để sử dụng cho mục đích tưới cỏ.
Công ty môi trường Đoàn Gia Phát là một đơn vị tư vấn môi trường uy tín hiện nay. Công ty chúng tôi nhận lập hồ sơ đăng ký, gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất với chi phí rẻ, thủ tục nhanh chóng. Đoàn Gia Phát sẽ là một đơn vị tư vấn môi trường đáng tin cậy của Quý công ty.
Để biết thêm thông tin quy định về việc xin cấp phép, gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất tại Tỉnh Bình Dương vui lòng liên hệ:
Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com

Công ty làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Công ty môi trường Đoàn Gia Phát chuyên tư vấn làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm với thủ tục nhanh gọn. Hotline 0938752876.

Thực trạng các công ty làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay:

Các công ty làm giấy phép vệ sinh thực phẩm đã mọc lên khá nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều công ty xí nghiệp các cơ sở hoạt động kinh doanh. Vì thế để lựa chọn cho mình được một công ty làm giấy phépuy tín và chất lượng sẽ là một công việc khó khăn. Với bề dày kinh nghiệm hoạt động, quan hệ khá rộng cũng như trong việc tư vấn làm giấy phép các loại trong đó có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chúng tôi tự hào là đơn vị mang đến sự tin tưởng tuyệt đối khi ký hợp đồng.

Một số điều lưu ý khi làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:

Trước tiên cần xác định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Cần nắm bắt rõ các hình thức xử phạt khi vi phạm. Xác định loại hình và quy mô của công ty để biết chuẩn bị các hồ sơ cần thiết nào Cần nắm quy trình thực hiện hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo tin mới nhất từ Chi Cục Vệ Sinh An toàn thực phẩm bắt đầu từ cuối năm 2013 và từ năm 2014 trở đi sẽ thường xuyên kiểm tra các công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sản xuất với những mức xử phạt khá nặng. Vì vậy để tránh trường hợp đánh tiếc xảy ra hãy liên hệ đến công ty làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm để thực hiện đúng quy chuẩn mà Chi cục đã đề ra.
Để được công ty môi trường Đoàn Gia Phát chúng tôi tư vấn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm miễn phí vui lòng liên hệ
Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Công ty môi trường Đoàn Gia Phát chuyên tư vấn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm với thủ tục nhanh gọn, giá thành tốt nhất.

Thông điệp của công ty tư vấn môi trường:

Trong thời gian qua đường dây nóng của công ty chúng tôi đã nhận được khá nhiều câu hỏi cũng như cần tư vấn về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm để hoàn thành các thủ tục pháp lý liên quan đến môi trường với những câu hỏi nhiều nhất như sau:
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ?
Thời gian hoàn thanh giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là bao lâu ?
Bộ Luật nào quy định xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?
Cơ quan nào thực thi và cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ?

Vâng để trả lời các câu hỏi trên và để hiểu rõ hơn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào thì Quý công ty cũng như các cơ sở kinh doanh hay tham khảo bài viết sau đây.

Khái niệm Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm:

Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là một vấn đề và nguy cơ rất lớn mà các nước đang phát triển đã và đang phải đối mặt như Việt Nam, Trung Quốc….
Kiểm tra và xử phạt cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm:
Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Sở Y tế) cho biết, trong đợt kiểm tra này các đoàn thanh tra sẽ tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng phục vụ lễ tết nhằm kịp thời phát hiện sai phạm, chấn chỉnh, xử lý sản phẩm không đảm bảo chất lượng để người tiêu dùng được hưởng kỳ nghỉ lễ tết an toàn, lành mạnh.
Ban chỉ đạo liên ngành thực phẩm Trung ương yêu cầu, trong trường hợp phát hiện vi phạm, đoàn thanh tra, kiểm tra phải tiến hành xử lý theo đúng quy định, tuyệt đối không để sản phẩm không bảo đảm an toàn, không rõ nguồn gốc, không có nhãn hoặc có nhãn sai quy định tiếp tục lưu thông trên thị trường, đồng thời lập hồ sơ cơ sở vi phạm bàn giao cho địa phương tiếp tục xử lý.
Những cơ sở hay công ty vi phạm sẽ xử phạt theo nghị định số 91/2012/NĐ-CP với những mức phạt tùy thuộc vào các vi phạm. Mức tiền phạt tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Kèm theo đó là các mức phạt nằm trong Chương II điều 5 mà Chi Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm đã quy định.

Cơ quan chịu trách nhiệm và thời gian hoàn thành giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.
Chức năng cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bộ Công Thương theo quy định luật ATTP số 55/2010, nghị định số 38/2012/NĐCP, Thông tư 29/2012/TT – BCT cho các cơ sở sau: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột, mứt, bánh kẹo, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứ đựng thực phẩm.
Những hồ sơ cần thiết khi làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:
Đơn xin giấy phép, cam kết thực hiện …
Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất địa điểm kinh doanh
Bảng mô tả cơ sở vật chất của công ty (theo mẫu)
Tối thiểu 05 người (trong đó có chủ cơ sở) đã qua tập huấn về VSATTP, có giấy khám sức khỏe, và giấy khám vi sinh. (Nếu cơ sở kinh doanh lớn thì số lượng nhân viên tùy theo quy mô).
Bản sao ĐKKD có kinh doanh ngành nghề thực phẩm
Sau nhiều năm hoạt động trong ngành với kinh nghiệm đúc kết qua nhiều năm công ty môi trường chúng tôi tự hào là đơn vị uy tín và chất lượng nhất hiện nay trong các lĩnh vực tư vấn xin giấy phép, lập hồ sơ, tư vấn thiết kế hê thống. Đặt biệt là tư vấn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Công ty môi trường Đoàn Gia Phát hoạt động với phương châm trở thành cánh tay phải vững chắc giúp cho quý công ty hoạt động thật tốt đưa công ty phát triển lên tầm cao mới.
Để được tư vấn miễn phí giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm vui lòng liên hệ
Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com

Hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi trường

Hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi trường – Công ty môi trường Đoàn Gia Phát chuyên lập đề án bảo vệ môi trường chất lượng hàng đầu, giá cả cạnh tranh.

Trái đất đang nóng dần lên do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường do chất thải phát sinh từ các nhà máy, khu công nghiệp, khu dân cư cùng với việc khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên…Ngày càng có nhiều chương trình phát động bảo vệ môi trường, tất cả vì mục tiêu nâng cao ý thức sống tích cực thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường trong từng cá nhân, từng tập thể. Là một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chính về lĩnh vực môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường đã nhận thức rõ tầm quan trọng của hồ sơ môi trường trong hoạt động của các doanh nghiệp, Bộ đã chính thức ban hành những nghị định, thông tư về đăng ký và xử phạt nếu vi phạm các quy định về hồ sơ môi trường. Hồ sơ môi trường là văn bản pháp lý mà ta có thể hiểu  đơn giản chính cam kết, lời hứa bảo vệ môi trường của doanh nghiệp đối với cơ quan chức năng và cộng đồng. Dưới đây chúng tôi cung cấp thông tin về thủ tục lập một loại hồ sơ môi trường quan trọng, đó là đề án bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
danh gia tac dong moi truong
1.Đề án bảo vệ môi trường  (viết tắt là Đề án BVMT) là gì?
Các doanh nghiệp đi vào hoạt động cần thực hiện đề án BVMT khi chưa có giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy cam kết đăng ký bảo vệ môi trường, quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào quy mô, loại hình dự án mà các doanh nghiệp phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản hay đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
Đề án BVMT là văn bản pháp lý giúp Bộ Tài nguyên Môi trường nắm được các số liệu tác động đến môi trường của dự án, xác định được nguyên nhân gây ra sự cố môi trường trong khu vực nhằm đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời, giảm chi phí và bảo vệ môi trường.
Phụ thuộc vào quy mô và loại hình dự án người ta phân đề án BVMT ra làm 2 loại: đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đơn giản.
2. Căn cứ pháp lý
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Thông tư 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đăng ký và hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
Nghị định số 35/2014/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính Phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lượng, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. Có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 6 năm 2014.
3. Đối tượng áp dụng
Theo nghị định số 35/2014/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP, sửa đổi nội dung của khoản 3 Điều 39 Nghị định 29/2011/NĐ-CP với nội dung cụ thể như sau:
Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là cơ sở) đến thời điểm ngày 05 tháng 6 năm 2011 đã đi vào hoạt động nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, giấy đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, trước ngày 31 tháng 12 năm 2014 phải thực hiện một trong hai biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm sau:
Cơ sở phải lập đề án BVMT chi tiết có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại phụ lục II của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP. Cụ thể được quy định tại điều 3 thông tư 01/2012/TT_BTNMT.
Cơ sở phải lập đề án BVMT đơn giản có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP. Cụ thể quy định tại điều 15 thông tư số 01/2012/TT-BTNMT.
4. Quy trình thực hiện
Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh của dự án, khảo sát thu thập số liệu về quy mô của dự án, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội liên quan đến dự án.
Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
Thu mẫu nước thải, khí thải tại nguồn thải và xung quanh khu vực dự án, phân tích tại phòng thí nghiệm.
Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên môi trường.
Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cho giai đoạn xây dựng. Đề xuất phương án quản lý, dự phòng, xử lý thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
Xây dựng chương trình giám sát môi trường.
Hoàn thành hồ sơ đề án bảo vệ môi trường.
Tham vấn ý kiến cộng đồng, UBND, UBMTTQ phường xã nơi thực hiện dự án. (Trong vòng 15 ngày).
Gửi hồ sơ đề án BVMT đến hội đồng thẩm định và phê duyệt dự án.
5. Thành phần hồ sơ
6. Cơ quan có quyền thẩm định và phê duyệt đề án BVMT.  
Đối với trường hơp đề án BVMT chi tiết
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản được nộp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, nếu cơ sở nằm ở nằm trên địa bàn của từ hai (02) đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, chủ cơ sở tự lựa chọn một (01) trong số đơn vị hành chính cấp huyện đó để gửi hồ sơ đăng ký.
7. Thời hạn thẩm định, phê duyệt và cấp giấy xác nhận.
Đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Chú ý: Thời hạn thẩm định, phê duyệt và cấp giấy xác nhận hoàn thành đề án bảo vệ môi trường kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với đề án không bao gồm thời gian mà chủ cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thường trực thẩm định, phê duyệt.
Chú ý: Thời hạn cấp xác nhận đăng ký đề án BVMT đơn giản chỉ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến thời hạn trong những ngày làm việc.
Công ty CP TM DV Khoa Học Mới luôn mong muốn chung tay góp sức vì sự phát triển của doanh nghiệp, sự hợp tác đem lại lợi ích cho cả hai bên chính là nguyện vọng của chúng tôi. Công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường, trong đó có đề án BVMT, tiêu chí đặt ra thủ tục nhanh gọn, uy tín của chúng tôi song hành cùng chất lượng dịch vụ. Phát triển đi đôi với chung tay góp sức bảo vệ môi trường chính là mục tiêu mà doanh nghiệp nào cũng hướng tới. Hợp tác với chúng tôi chính là sự lựa chọn thông minh của bạn.
Để được tư vấn miễn phí về việc hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi trường vui lòng liên hệ:
Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com