Bùn thải từ quá trình xử lý nước – Công ty môi trường Đoàn Gia phát chuyên tư vấn môi trường và thiết kế lắp đặt hệ thống xử lý nước thải uy tín nhất hiện nay.
Ở Việt Nam việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải còn chưa được chú trọng nhiều, vì thế một sản phẩm trong quá trình xử lý nước thải là bùn dư sau quá trình xử lý vẫn còn bỏ ngỏ trên diện rộng. Mức độ độc hại của chúng cũng không thể nào coi nhẹ được tuy nhiên một bài toán khó đặt ra cho các ngành chức năng trong thu gom và xử lý bùn thải, đặc biệt là bùn thải nguy hại từ quá trình xử lý nước làm sao đạt chất lượng thực sự chứ không phải mang tính hình thức đối phó.
1. Bùn thải, bùn thải nguy hại và hiện trạng thu gom xử lý.
6 loại bùn thải thường phát sinh trong quá trình xử lý nước thải là: bùn thải trong hệ thống thoát nước thải sinh hoạt đô thị, bùn thải từ hệ thống thoát nước thải công nghiệp, bùn thải từ các hoạt động nạo vét kênh rạch định kỳ, bùn thải từ bể tự hoại (bùn hầm cầu), bùn thải từ các trạm/nhà máy xử lý nước cấp, bùn thải từ các công trình xây dựng. Bùn thải đang rơi vào hiện trạng thừa thu gom thiếu xử lý, thực tế không phải tất cả các bùn thải này đều được xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật đã được ban hành. Các cơ sở sản xuất kinh doanh thường thu gom sau đó xả bỏ tại một nơi vô định, thường là những khu vực hẻo lánh, dân cư thưa thớt nhằm giảm bớt chi phí xử lý bùn thải cho doanh nghiệp, mặc kệ hệ quả nghiêm trọng xảy ra cho môi trường cũng như sức khỏe con người.
Bùn thải sinh hoạt hoặc bùn thải từ các ngành thức ăn gia súc, thực phẩm và các sản phẩm từ giấy, nhựa và sản phẩm từ nhựa không có chất thải nguy hại. Còn bùn thải từ các ngành cơ khí, kim loại, dệt nhuộm, hoá chất, thuộc da, xi mạ, dược phẩm, mỹ phẩm, sơn, mực in.. lại chứa rất nhiều chất thải nguy hại do đặc thù trong quá trình sản xuất sử dụng nhiều hoá chất nguy hại nếu không được thu gom và xử lý hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng rò rỉ chất độc hại vào môi trường.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP, trong các loại bùn thải kể trên trừ bùn hầm cầu nhà vệ sinh được xử lý và sử dụng làm phân bón thì các loại bùn thải khác chỉ được xử lý sơ bộ hoặc không xử lý và đổ trực tiếp vào các bãi chôn lấp, hoặc… không rõ “đi đâu, về đâu”! Ở các trạm xử lý nước thải khu công nghiệp chế xuất bùn thải thường được xử lý cụ thể là bùn đã được ép hoặc phơi khô và sau đó bón trực tiếp cho cây xanh trong phạm vi KCN (KCN Lê Minh Xuân); được ủ tại chỗ làm phân compost (KCN Vĩnh Lộc); hoặc bán cho cơ sở làm phân vi sinh (KCN Tân Tạo), hoặc giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý (KCN Bình Chiểu, KCN Tân Bình, KCX Tân Thuận) rồi được đem đi đâu thì cơ quan chức năng cũng không biết rõ. Vậy hàng ngàn tấn m3 bùn thải/ngày đêm đi đâu vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp cụ thể.
Hố chôn lấp rác thải rắn trong nhà máy xử lý nước thải rắn
Cụ thể tại TP HCM chỉ có 13 nhà máy xử lý chất thải nguy hại ; 49 đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý nhưng chỉ có 19 đơn vị có khả năng xử lý với năng lực xử lý đạt khoảng 10% lượng chất thải nguy hại. 30 đơn vị còn lại chỉ thu gom, vận chuyển và phát tán chất thải nguy hại khắp nơi.
Việc xác định bùn thải từ quá trình xử lý nước có phải là bùn thải nguy hại hay không rất quan trọng. Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vì một môi trường xanh-sạch-đẹp, Bộ Tài nguyên Môi trường đã ban hành QCVN 50:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bùn thải từ quá trình xử lý nước, được xây dựng dựa trên QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại; Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp các thông tin ngắn gọn để quý doanh nghiệp, công ty hiểu một cách khái quát về vấn đề ngưỡng nguy hại của bùn thải từ quá trình xử lý nước.
2. Căn cứ pháp lý
Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 1tháng 1 năm 2014;
QCVN 07:2009/BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;
QCVN 50:2013/BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bùn thải từ quá trình xử lý nước;
Thông tư số 12/2012/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2011.
3. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định ngưỡng nguy hại của các thông số (trừ các thông số phóng xạ) trong bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải, xử lý nước cấp (sau đây gọi chung là quá trình xử lý nước), có tên tương ứng trong Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại làm cơ sở để phân định và quản lý bùn thải.
4. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến bùn thải từ quá trình xử lý nước.
Việc xác định một dòng bùn thải là chất thải nguy hại hay không dựa trên nguyên tắc chung: căn cứ vào ngưỡng nguy hại của các thông số trong bùn thải. Nếu kết quả phân tích mẫu của dòng bùn thải cho thấy ít nhất một (01) thông số trong bùn thải vượt ngưỡng nguy hại tại bất cứ thời điểm lấy mẫu nào thì dòng bùn thải đó được xác định là chất thải nguy hại.
Bùn thải của quá trình xử lý nước được xác định là chất thải nguy hại nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
a) pH ≥ 12,5 hoặc pH ≤ 2,0;
b) Trong mẫu bùn thải phân tích có ít nhất 01 thông số quy định tại Bảng 1 (Hàm lượng tuyệt đối cơ sở (H) và ngưỡng nguy hại tính theo nồng độ ngâm chiết (Ctc) của các thông số trong bùn thảitrong nội dung QCVN 50:2013/BTNMT) có giá trị đồng thời vượt cả 2 ngưỡng Htc và Ctc.
Giá trị ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc, ppm) được tính bằng công thức sau:
Trong đó:
H (ppm) là giá trị hàm lượng tuyệt đối cơ sở được quy định trong Bảng 1 trong QCVN 50:2013/BTNMT.
T là tỷ số giữa khối lượng thành phần rắn khô trong mẫu bùn thải trên tổng khối lượng mẫu bùn thải.
5. Lấy mẫu, phân tích, phân định bùn thải
Đơn vị lấy mẫu, phân tích phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường hoặc được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có thẩm quyền chỉ định.
Nguyên tắc lấy mẫu, phân tích và phân định bùn thải
Phải lấy mẫu vào ít nhất 03 ngày khác nhau, thời điểm lấy mỗi ngày phải khác nhau (đầu, giữa và cuối của một ca hoặc mẻ hoạt động). Phải khuấy, trộn đều trước khi lấy mẫu bùn thải; lấy ít nhất 03 mẫu đại diện ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau.
Giá trị trung bình kết quả phân tích của mẫu được lấy để so sánh với giá trị ngưỡng hàm lượng tuyệt đối Htc hoặc ngưỡng nguy hại theo nồng độ ngâm chiết Ctc để phân định bùn thải.
Việc lấy mẫu lấy mẫu, phân tích và phân định bùn thải phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế trong QCVN 50:2013/BTNMT có quy định cụ thể.
Xác định bùn thải ra trong quá trình xử lý nước có phải là bùn thải nguy hại không, sau đó thu gom và xử lý giống với quá trình xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật, giúp công ty, doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật đồng thời bảo vệ môi trường xung quanh, tất cả vì sự phát triển lâu dài của cả cộng đồng.
Sau khi phân tích nếu bùn thải đó là bùn thải thuộc CTNH thì phải đăng ký quản lý trong sổ CTNH và lưu giữ, xử lý đúng theo thông tư 12/2012/TT-BTNMT quy định. Và bùn thải không vượt ngưỡng nguy hại thuộc đối tượng là chất thải thải công nghiệp có thể tận dụng làm phân bón hoặc xử lý bằng cách chôn lấp hợp lý, đúng quy định.
Đây là thủ tục mới trong hệ thống quản lý môi trường của một doanh nghiệp, vì thế các doanh nghiệp, cá nhân sẽ không khỏi bỡ ngỡ trong việc thực hiện, Công ty CP TM DV Đoàn Gia Phát cung cấp đầy đủ các dịch vụ môi trường, luôn sát cánh bên doanh nghiệp trong quá trình phát triển bền vững, phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường. Công ty chúng tôi luôn mở rộng cửa đón nhận những thắc mắc về thủ tục, hồ sơ môi trường của tất cả các doanh nghiệp và đưa ra phương án tốt ưu việt nhất cho vấn đề của doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường. Rất mong được hợp tác với quý công ty và doanh nghiệp.
Để được tư vấn miễn phí về việc xử lý bùn thải từ quá trình xử lý nước, vui lòng liên hệ:
Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét