Quản lý chất thải nguy hại – Công ty môi trường Đoàn Gia Phát, đơn vị tư vấn lập sổ đăng ký chủ nguồn thải, báo cáo quản lý chất thải nguy hại chuyên nghiệp. 0938 752 876
Trước sự phát triển không ngừng của các loại hình công nghiệp, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ vật chất,… của con người, một khối lượng lớn chất thải được thải ra môi trường trong đó có chất thải nguy hại.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục môi trường về chất thải rắn nguy hại năm 1999 cho thấy cả nước thải vào môi trường 109.468 tấn/năm chất thải nguy hại. Mới đây, báo cáo môi trường Quốc gia 2011 có nêu chất thải nguy hại phát sinh tại 35/63 tỉnh thành phố khoảng 700 tấn/năm. Các con số cho thấy nước ta đã và đang đối đầu với một nguy cơ rất lớn về chất thải nguy hại nếu chúng không được quản lý, xử lý một cách hiệu quả. Tuy nhiên, theo ước tính hiện tại , chỉ có 60-70% lượng chất thải nguy hại phát sinh được thu gom và 10% trong số đó được xử lý triệt để.
Nhằm quản lý việc phát sinh cũng như công tác quản lý, xử lý chất thải nguy hại trên cả nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại với các nội dung sau:
1. Phân định, phân loại chất thải nguy hại (CTNH).
2. Điều kiện hành nghề quản lý CTNH (QLCTNH); thủ tục lập hồ sơ, đăng ký chủ nguồn thải CTNH, cấp phép hành nghề, mã số QLCTNH; vận chuyển xuyên biên giới CTNH.
3. Kiểm tra, xác nhận việc thực hiện nội dung báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và các yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt.
* Đối tượng áp dụng thông tư số 12/2011/TT-BTNMT
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến việc phát sinh CTNH, quản lý CTNH trên lãnh thổ Việt Nam.
Thông tư này không áp dụng đối với chất thải phóng xạ; chất thải ở thể hơi và khí; nước thải phát sinh nội bộ trong khuôn viên của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung được xử lý tại công trình xử lý nước thải của cơ sở hoặc khu đó.
* Thẩm quyền cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH và cấp, thu hồi Giấy phép QLCTNH
CQQLCNT (Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Chi cục Bảo vệ môi trường được phân cấp) có thẩm quyền cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các chủ nguồn thải CTNH có cơ sở phát sinh CTNH trong địa bàn tỉnh.
Tổng cục Môi trường có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép QLCTNH có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) trở lên.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp (sau đây gọi chung là CQCP địa phương) có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép QLCTNH có địa bàn hoạt động trong tỉnh.
* Nguyên tắc phân định CTNH bao gồm:
Xác định một chất thải là CTNH căn cứ vào quy định về
ngưỡng CTNH;
ngưỡng CTNH;
Hỗn hợp chất thải được phân định là CTNH khi có ít nhất một chất thải thành phần trong hỗn hợp chất thải là CTNH;
Loại chất thải có khả năng là CTNH (ký hiệu *) quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại khi chưa phân định được là không nguy hại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT thì phải quản lý theo quy định như đối với CTNH.
* Về đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Việc lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH không bắt buộc đối với các chủ nguồn thải CTNH không tự xử lý CTNH phát sinh nội bộ thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Các chủ nguồn thải CTNH có thời gian hoạt động dưới 01 (một) năm;
b) Các chủ nguồn thải CTNH phát sinh thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 120 (một trăm hai mươi) kg/năm đối với các CTNH có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT hoặc 600 (sáu trăm) kg/năm đối với CTNH có chứa các thành phần nguy hại khác, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ thì không được miễn áp dụng trách nhiệm này.
Chủ nguồn thải CTNH đăng ký cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH khi có một trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi, bổ sung về loại hoặc tăng từ 15% trở lên đối với số lượng CTNH đã đăng ký;
b) Thay đổi địa điểm cơ sở phát sinh CTNH trong phạm vi một tỉnh nhưng không thay đổi chủ nguồn thải CTNH hoặc thay đổi chủ nguồn thải nhưng không thay đổi địa điểm cơ sở;
c) Bổ sung thêm cơ sở phát sinh CTNH hoặc giảm các cơ sở đã đăng ký;
d) Thay đổi, bổ sung công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý CTNH phát sinh nội bộ;
đ) Phát hiện việc kê khai không chính xác khi đăng ký chủ nguồn thải CTNH so với thực tế hoạt động
Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 08 00 11 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét